Thuế GTGT Tình huống nâng cao

Chọn phương pháp tính thuế GTGT cho doanh nghiệp mới thành lập

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

     Tin tức kế toán Pháp luật hiện hành quy định 02 phương pháp tính thuế GTGT áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp gồm:

– Phương pháp khấu trừ thuế.
– Phương pháp tính trực tiếp.

>>  Hướng dẫn nộp tờ khai thuế GTGT điện tử
>> Cách chuyển đổi kỳ kê khai thuế GTGT từ tháng sang quý và ngược lại

Chọn phương pháp tính thuế GTGT cho doanh nghiệp mới thành lập

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

Sau đây Tin tức kế toán sẽ phân tích đặc điểm của đối tượng áp dụng và ưu – nhược điểm của từng phương pháp khi áp dụng trên thực tế, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về việc lựa chọn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng phù hợp đối với các doanh nghiệp mới thành lập.

              
Thứ nhất,  Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng đối với đối tượng nào?

Đối tượng áp dụng

  Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thuộc một trong các đối tượng sau:

1. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp);

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

3. Cơ sở kinh doanh đáp ứng điều kiện và đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp). Các cơ sở kinh doanh này gồm:
 
• Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

• Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

• Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

• Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

• Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.

• Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.

Thứ hai,  Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp được áp dụng đối với đối tượng nào?

Các DN thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp là các DN còn lại có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng không đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.
 
Thứ ba, so sánh giữa phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế GTGT

Phương pháp khấu trừ Phương pháp trực tiếp
Ưu điểm – DN được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế– DN có hóa đơn GTGT đầu ra cho khách hàng là DN cần hóa đơn GTGT để khấu trừ thuế đầu vào. – DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.– Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).
Nhược điểm – DN phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ – Không được khấu trừ, hoàn thuế  GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ
Loại hóa đơn sử dụng – Hóa đơn giá trị gia tăng – Hóa đơn bán hàng.

 
Thứ tư, khuyến nghị áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập
 
Việc áp dụng phương pháp khấu trừ thuế tuy có phần phức tạp ở khâu thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ, tuy nhiên về lâu dài lại là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp mới thành lập và là nền tảng cơ bản tốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp lâu dài, vì các lý do sau:

– Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế làm giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

– Các đối tác đa phần là các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ nên họ sẽ ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp cũng áp dụng phương pháp khấu trừ để có hóa đơn GTGT khấu trừ thuế đầu vào.

Trên đây là một số khuyến nghị về việc lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT phù hợp với các doanh nghiệp mới thành lập. Rất mong các thông tin trên sẽ có ích cho các bạn trong quá trình khởi nghiệp.

>>  Hướng dẫn nộp tờ khai thuế GTGT điện tử
>> Cách chuyển đổi kỳ kê khai thuế GTGT từ tháng sang quý và ngược lại

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Chọn phương pháp tính thuế GTGT cho doanh nghiệp mới thành lập, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính