Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm
Thuế TNDN Thuế TNDN? Uncategorized

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm 2018 cho doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp. Cách xác định các khoản chi phí được trừ, chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong kỳ tính thuế TNDN 2018 Doanh nghiệp tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm theo các thông tư hướng dẫn sau: Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC và Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ tài chính.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm

Căn cứ vào Điều 3 thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 1, điều 2, điều 3, điều 4, điều 5 thông tư 96/2015/TT-BTC cùng Điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC Kế Toán Hà Nội xin được hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm 2018 như sau:

I. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH TẠM TÍNH HÀNG QUÝ VÀ PHẢI NỘP CUỐI NĂM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KÊ KHAI THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ.

 * Căn cứ điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính (Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điều 3, Thông tư 78): Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp

Trong đó:

1.Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế

 1.1. Thu nhập chịu thuế: Là tổng thu nhập của tất cả các hoạt động kinh doanh như: Hoạt động sản xuất, Hoạt động kinh doanh hàng hoá;Hoạt động cung cấp dịch vụ và Hoạt động khác.

Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế

1.1.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:  Là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo giá bán chưa có thuế GTGT.

– Nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Doanh thu không bao gồm thuế GTGT.

– Nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

Mời các bạn xem chi tiết  TẠI ĐÂY : Cách xác định doanh thu tính thuế TNDN mới nhất 2018

1.1.2. Chi phí được trừ:

– Trên thực tế tình hình hoạt động của Doanh nghiệp thường phát sinh  2 loại chi phí là chi phí kế toán và chi phí được trừ tính thuế TNDN:

+ Chi phí kế toántất cả các khoản chi phí phát sinh thực tế tại Doanh nghiệp (Kế toán vẫn hạch toán vào sổ sách bình thường).

+ Chi phí được trừ tính thuế TNDN: Trong tất cả các khoản chi phí phát sinh thực tế tại Doanh nghiệp có những khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và không được trừ khi tính thuế TNDN.

Mời các bạn xem chi tiết TẠI ĐÂY : Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN 2018

 1.1.3. Các khoản thu nhập khác:

Kế toán Hà Nội mời các bạn xem:

 – Thu nhập khác là gì? và bao gồm những khoản nào ? trong năm 2018 TẠI ĐÂY.

 – Cách hạch toán các khoản thu nhập khác theo thông tư 133 TẠI ĐÂY

 – Cách hạch toán các khoản thu nhập khác theo thông tư 200 TẠI ĐÂY

1.2. Các khoản thu nhập được miễn thuế:

Kế Toán Hà Nội mời các bạn xem các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN TẠI ĐÂY

1.3. Các khoản lỗ được kết chuyển:

Khi kết chuyển lỗ Doanh nghiệp phải tuân theo quy định cụ thể như sau:

– Chỉ kết chuyển lỗ khi có lãi

– Số lỗ phải được chuyển toàn bộ và liên tục (Tối đa bằng số lãi của quý hoặc năm chuyển lỗ)

– Số lỗ được chuyển giữa các quý trong một năm với nhau và giữa các năm với nhau. (Lưu ý: Số lỗ không được chuyển từ quý sang năm).

– Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.

Ví dụ 1:  Tại Công ty A có số liệu như sau:

– Năm 2017 lãi

– Quý I/2018: Lỗ 20 trđ

– Quý II/2018: Lãi 15 trđ  Công ty A được chuyển số lỗ tối đa sang quý 2 bằng số lãi của quý 2 là 15trđ ⇒ Quý 2 không phải nộp thuế TNDN.

– Quý III/2018: Lãi 11tr  Công ty A được chuyển nốt số lỗ 5trđ (20trđ – 15trđ) sang quý 3 và Công ty A tính thuế TNDN theo số lãi là 6trđ (11trđ – 5 trđ).

– Quy IV/2018: Lỗ 12 trđ ⇒ Quý 4 không phải nộp thuế TNDN.

Trên đây là cách tính số tiền thuế TNDN tạm nộp trong các quý của năm 2018. Hết năm 2018 công ty A phải  lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2018 có kết quả là  lỗ 6 trđ.

– Giả sử quý I/2019 Công ty A lãi 16 trđ. Công ty A được chuyển toàn bộ số lỗ năm 2018 là 6 trđ sang quý I/2019 Quý I/2019 công ty A tính thuế TNDN theo số lãi là 16 trđ – 6trđ = 10trđ.

Ví dụ 2: Tại Công ty B có số liệu như sau:

– Năm 2017 có phát sinh lỗ2 tỷ đồng,

– Năm 2018 có phát sinh thu nhập tính thuế (lãi)3 tỷ đồng.

Thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2017 là 2 tỷ đồng được chuyển vào thu nhập năm 2018. (Vì lỗ nhỏ hơn lãi nên được chuyển toàn bộ).

2. Phần trích lập quỹ KH&CN

Mời các bạn tìm hiểu: 

– Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được thành lập, tổ chức như thế nào? Tỷ lệ trích lập quỹ là bao nhiêu? Quỹ được chi vào những nội dung nào? Xử lý ra sao khi sử dụng không hết quỹ đã trích lập? >>> TẠI ĐÂY. 

– Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Xử lý Quỹ khi doanh nghiệp không sử dụng, sử dụng không hết và sử dụng không đúng Mục đích >>> TẠI ĐÂY.

 3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

* Trước ngày 1/1/2016 Doanh nghiệp áp dụng thuế suất TNDN như sau:

– Thuế suất 20% áp dụng cho những Doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề < 20 tỷ đồng.

– Thuế suất 22% áp dụng cho những Doanh nghiệp không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20%. Nhưng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 sẽ áp dụng thuế suất 20%.

Lưu ý: Đối với những Doanh nghiệp mới thành lập tính thuế TNDN tạm tính quý theo thuế suất 22%. Kết thúc năm tài chính nếu Doanh thu bình quân của các tháng trong năm < 1,67 tỷ đồng thì Doanh nghiệp quyết toán thuế TNDN theo thuế suất 20%.

* Kể từ ngày 1/1/2016 trở đi:

Tất cả các Doanh nghiệp đang áp dụng thuế suất 20 và 22% sẽ chuyển sang áp dụng mức thuế suất là 20%.

* Cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý:

Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TTBTC kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là từ quý 4/2014):

– Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế tạm tính TNDN hàng quý.

– Doanh nghiệp chỉ cần tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu có phát sinh.

– Thời hạn nộp tiền thuế TNDN quý trước chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp sau.

Lưu ý: Có 3 trường hợp xảy ra nếu có sự chênh lệch giữa Tổng số thuế tạm nộp của các qúy trong năm và Số thuế phải nộp khi quyết toán thuế cuối năm.

Trường hợp 1: Nếu tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán thuế cuối năm từ 20% trở lên thì Doanh nghiệp phải nộp tiền phạt chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên đó.  Số tiền chậm nộp được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn (ngày thứ 30 của quý tiếp theo) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ:

Trong kỳ tính thuế  2018, Công ty A đã tạm nộp thuế TNDN với tổng số tiền là 120 trđ. Nhưng khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp năm 2018 là 180 trđ, tăng 60 trđ. Kế toán phải tính các chỉ tiêu sau:

>>> Tính 20% của số thuế phải nộp theo quyết toán là: 180 trđ x 20% = 36 trđ.

>>> Tính phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 60 trđ – 36 trđ = 24 trđ.

Như vậy:

– Công ty phải nộp thêm số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 60 trđ

– Đồng thời công ty phải tính và nộp tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 24 trđ) từ ngày 31/1/2019 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán.

Và nếu hết thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2018 (30/3/2019) mà công ty A vẫn chưa nộp tiền thuế chênh lệch trên (60 trđ) thì số thuế chênh lệch còn lại chưa tính tiền chậm nộp là 36 trđ (vì phải nộp thêm tổng số tiền là 60 trđ mà mới tính chậm nộp 24 trđ nên còn 36 trđ chưa tính tiền chậm nộp) bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2019) đến ngày thực nộp số thuế này.

Trường hợp 2: Nếu tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán thuế cuối năm dưới 20%  mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) (ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ:

– Trong kỳ tính thuế  2018, Công ty B đã tạm nộp thuế TNDN là 100 triệu đồng.

– Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp là 110 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng.

Như vậy:  Tổng số thuế TNDN tạm nộp của các quý trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán thuế cuối năm là 110 trđ – 100 trđ = 10 trđ dưới 20% số thuế phải nộp (110 trđ x 20% = 22 trđ) nên Doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng. Nếu chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.

Trường hợp 3: Nếu Doanh nghiệp nộp thừa sẽ được coi như số thuế tạm nộp của năm kế tiếp hoặc được hoàn thuế theo quy định.

 II. CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH TẠM TÍNH HÀNG QUÝ VÀ PHẢI NỘP CUỐI NĂM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KÊ KHAI THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP; ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC.

Đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức không phải là doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì:

– Hàng quý tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (không phải kê khai) tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ, cụ thể như sau:

+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%; Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.

+ Đổi với kinh doanh hàng hoá: 1%.

+ Đối với hoạt động khác : 2%.

Khi kết thúc năm Doanh nghiệp, tổ chức khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Lưu ý: Trường hợp Doanh nghiệp, tổ chức trên không phát sinh thường xuyên hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu thì thực hiện kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính và không phải khai quyết toán năm.

Ví dụ: Công ty A kinh doanh quần áo nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí. Trong kỳ tính thuế năm 2018 có số liệu như sau:

– Quý I/2018: Doanh thu bán quần áo là: 100 trđ >>> Công ty A tạm nộp thuế TNDN Quý I/ 2018 là 100 trđ x 1% = 1 trđ.

– Quý II/2018: Doanh thu bán quần áo là: 250 trđ >>> Công ty A tạm nộp thuế TNDN Quý II/ 2018 là 250 trđ x 1% = 2,5 trđ.

– Quý III/2018: Doanh thu bán quần áo là: 300trđ >>> Công ty A tạm nộp thuế TNDN Quý III/ 2018 là 300 trđ x 1% = 3 trđ.

– Quý IV/2018: Doanh thu bán quần áo là: 350 trđ >>> Công ty A tạm nộp thuế TNDN Quý IV/ 2018 là 350 trđ x 1% = 3,5 trđ.

>>> Khi kết thúc năm 2018, Công ty A khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Với số thuế TNDN phải nộp của năm 2018 là:

                               (100 trđ + 250 trđ + 300 trđ + 350 trđ) x 1% = 10 trđ

Các bạn mới xem xong bài viết Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm. Kế Toán Hà Nội chúc bạn đọc luôn thành công trong nghề Kế toán.

 

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý và phải nộp cuối năm, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính