Kê khai, nộp thuế Thuế TNDN

Chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý – cách hạch toán theo quy định mới

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

Tin tức kế toán Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đi vay vốn. Chi phí lãi vay trong trường hợp này rõ ràng là 1 khoản chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để biến các chi phí này là chi phí hợp lệ khi tính Thuế TNDN, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đúng những quy định và nguyên tắc của nhà nước. Chi phí lãi vay bao gồm phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý. Dù là Chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý thì kế toán vẫn phải hạch toán theo đúng quy định và thông tư mà doanh nghiệp mình áp dụng (TT200 và TT133)

>> Lớp học Kế Toán thuế – Cập nhật thông tin mới nhất

Xem thêm:

>>  Cách chuyển lỗ trên HTKK theo thông tư mới nhất
>>  CP lương của GĐ công ty TNHH MTV, DNTN có được cho vào chi phí? 

1. Hạch toán chi phí lãi vay KHÔNG HỢP LÝ

a) Thế nào là chi phí lãi vay KHÔNG HỢP LÝ

–  Chi phí lãi vay không hợp lý là những chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay lãi suất vay của doanh nghiệp vượt quá mức 150% so với lãi suất cơ bản thì khoản lãi vay vượt quá đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

b) Cách hạch toán chi phí lãi vay KHÔNG HỢP LÝ

Nợ TK 811

   Có TK 111, 112.

Cuối kỳ kết chuyển

Nợ TK 911

    Có TK 811

 

2. Hạch toán Chi phí lãi vay HỢP LÝ

a) Thế nào là chi phí lãi vay HỢP LÝ

Chi phí lãi vay được chấp nhận là chi phí hợp lý nếu như doanh nghiệp sử dụng khoản tiền vay đó phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

– Lãi suất khoản tiền vay không quá 150% LS cơ bản

– Doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ

– Doanh nghiệp khi đi vay vốn và khi trả tiền lãi vay phải thanh toán số tiền vay bằng thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, chuyển khoản hay các hình thức không dùng tiền mặt khác ( chú ý: không giao dịch thanh toán bằng tiền mặt)

b) Cách hạch toán chi phí lãi vay HỢP LÝ: Xảy ra các trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1. Nếu trả lãi vay theo định kỳ

Nợ TK 635

    Có TK 111, 112.

– Nếu có phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, ghi:

Nợ TK 635

    Có TK 111, 112…

 

  • Trường hợp  2. Nếu trả lãi vay trước cho nhiều kỳ:

– Khi trả lãi, ghi:

Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Theo Thông tư 200 và 133)

    Có TK 111, 112

– Khi phân bổ dần lãi vay vào chi phí:

Nợ TK 635

    Có TK 142, 242.

 

  • Trường hợp 3. Nếu trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay:

– Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635

    Có TK 335

– Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, ghi:

Nợ TK 335

    Có TK 111, 112

 

  • Trường hợp 4. Nếu DN bạn có thuê tài sản tài chính, thì lãi thuê tài sản tài chính phải trả:

– Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, doanh nghiệp trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK 635

    Có TK 111, 112

– Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, nhưng doanh nghiệp chưa có tiền trả, ghi:

Nợ TK 635

    Có TK 315

  • Trường hợp 5. Nếu DN trả lãi trả chậm của của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp:

– Lãi phải trả cho bên bán khi mua tài sản ghi:

Nợ TK 242

     Có TK 111, 112

– Định kỳ phân bổ dần lãi trả chậm vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635

     Có TK 242

Xử lý khoản chi phí lãi vay KHÔNG hợp lý:

– Cuối năm khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải loại chi phí không được trừ này ra (Các bạn nhập vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN).

 

3. Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay

Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay

– Theo quy định nếu đi vay của cá nhân (không phải tổ chức tín dụng)

=> Khi trả lãi vay DN có trách nhiệm phải khấu trừ 5% thuế TNCN

 

* Có 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Nếu trên hợp đồng ghi là: Bên vay sẽ chịu thuế TNCN (Tức là DN bạn chịu khoản tiền thuế TNCN này thay cho cá nhân) thì hạch toán như sau:

– Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân

Nợ TK 635 (Tổng số tiền lãi vay mà DN trả cho cá nhân cho vay)

    Có TK111, TK112

– Khi tính tiền thuế TNCN phải nộp:

Nợ TK 811 (Tiền thuế TNCN 5% mà DN chịu)

    Có TK 3335

– Khi nộp tiền thuế:

Nợ TK3335

    Có TK111, TK112

– Cuối năm phải loại chi phí này ra (Đưa vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN)

 

Trường hợp 2: Nếu hợp đồng ghi: Cá nhân sẽ chịu khoản thuế đó (Tức là DN sẽ nộp hộ cho cá nhân), thì hạch toán như sau:

– Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:

Nợ TK 635 (Tổng số tiền lãi vay mà DN trả cho cá nhân cho vay)

   Có TK 111,112

– Tính tiền thuế TNCN phải nộp:

Nợ TK 138 (Tiền thuế TNCN 5% mà cá nhân chịu)

    Có TK 3335

– Khi nộp thuế:

Nợ TK3335

   Có TK111, TK112

– Khi thu lại tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:

Nợ TK111, TK 112

     Có TK138

 

Xem thêm:

>>  Cách chuyển lỗ trên HTKK theo thông tư mới nhất
>>  CP lương của GĐ công ty TNHH MTV, DNTN có được cho vào chi phí? 

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Chi phí lãi vay HỢP LÝ hoặc KHÔNG hợp lý – cách hạch toán theo quy định mới, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính