Bai viết hướng dẫn BH-KQKD Kế toán bán hàng-KQKD

Bán buôn hàng hóa, Các hạch toán kế toán bán buôn hàng hóa theo TT200&TT 33

Khoa hoc ke toan tong hopKhoa hoc ke toan thueDich vu ke toan tron goi

1. Bán buôn hàng hóa là gì.

Là hình thức bán hàng theo lô hoặc bán với số lượng lớn, thực chất người mua hàng hóa là những nhà cung cấp trung gian, hàng hóa sau khi bán buôn chưa đến tay người tiêu dùng trực tiếp. Bán buôn hàng hóa có thể theo phương thức bán buôn qua kho hoặc phương thức bán buôn vận chuyển thẳng.

2. Phương pháp hạch toán kế toán:

2.1. Trường hợp bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp:

Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo phương thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.

– Khi xuất kho hàng hoá giao cho bên mua, đại diện bên mua đã ký nhận đủ hàng hoá và đã thanh toán tiền mua hàng hoặc chấp nhận nợ, kế toán ghi các bút toán sau:

+ Ghi nhận doanh thu bán hàng:

Nợ TK 111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán của hàng bán

Có TK 511:  Doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT

Có TK  3331: Thuế GTGT phải nộp (33311).

+ Phản ánh trị giá thực tế của hàng xuất bán:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 –  Trị giá thực tế của hàng xuất kho bán.

Lưu ý: Nếu xuất kho bao bì bán kèm theo hàng hoá tính giá riêng, kế toán ghi:

Nợ TK 138 (1388): Trị giá bao bì tính riêng

Có TK 153: Trị giá bao bì theo giá xuất kho.

Ví dụ :  Ngày 8/7, xuất bán trực tiếp tại kho một lô hàng hoá trị giá 200 triệu đồng, bao bì đi kèm tính giá riêng 1,5 triệu đồng (không bán bao bì). Giá bán hàng hoá chưa thuế GTGT được Công ty M chấp nhận là 230 triệu đồng (thuế GTGT 10%). Công ty M chưa thanh toán tiền.

Với nghiệp vụ trên kế toán tại đơn vị bán hàng hạch toán như sau:

– Phản ánh doanh thu hàng bán, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (chi tiết công ty M): 253 triệu đồng

Có TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa:  230 triệu đồng

Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra: 23 triệu đồng.

– Phản ánh trị giá bao bì tính giá riêng, ghi:

Nợ TK 1388 – Phải thu khác (chi tiết công ty M): 1,5 triệu đồng

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ: 1,5 triệu đồng

– Phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán: 200 triệu đồng

Có TK 156 – Hàng hóa: 200 triệu đồng

Chú ý: Trường hợp bán hàng có phát sinh chiết khấu thương mại (xem tại đây), giảm giá hàng bán (xem tại đây), hàng bán bị trả lại, chiết khấu thanh toán (xem tại đây).

2.2. Trường hợp bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng:

Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao.

– Khi xuất kho hàng hóa chuyển đến cho bên mua, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán phản ánh trị giá hàng hóa xuất kho chuyển đi bán như sau:

Nợ TK 157 – Hàng gửi bán: Trị giá thực tế của hàng chuyển đi bán

Có TK 156 – Hàng hóa: Trị giá thực tế của hàng xuất kho.

– Trường hợp hàng bán có bao bì đi kèm, tính giá riêng, khi xuất kho bao bì chuyển đến cho bên mua, kế toán ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388): Trị giá bao bì đi kèm phải thu

Có TK 153 – Công cụ,dụng cụ: Trị giá bao bì đã xuất kho.

– Khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ (bên mua đã nhận hàng, đã chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán), căn cứ vào Hoá đơn GTGT hay Hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán tiến hành phản ánh các bút toán sau:

+ Phản ánh doanh thu bán hàng:

Nợ TK 111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán của hàng bán

Có TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa

Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra.

+ Phản ánh trị giá vốn thực tế của hàng chuyển đi bán đã được khách hàng chấp nhận:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán: Trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ

Có TK 157 – Hàng gửi bán: Trị giá hàng chuyển đi đã được chấp nhận.

– Khi người mua thanh toán tiền hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112,…: Tổng số tiền hàng đã thu

Có TK 131: Số tiền hàng người mua đã thanh toán.

– Đối với giá trị bao bì kèm theo hàng hoá, nếu người mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112, 131…: Số tiền bao bì đi kèm người mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Có TK 138 (1388): Trị giá bao bì đi kèm đã được chấp nhận thanh toán.

2.3. Trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho theo hình thức chuyển hàng có tham gia thanh toán

– Khi mua hàng của bên bán doanh nghiệp không nhập kho mà chuyển thẳng đến cho bên mua, căn cứ vào Hóa đơn GTGT (hoặc Hóa đơn bán hàng) do bên bán chuyển giao, kế toán ghi nhận tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển đi như sau:

Nợ TK 157: Trị giá thực tế của hàng mua chuyển bán thẳng (chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng mua

Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển bán thẳng.

– Khi bên mua kiểm nhận hàng hóa và chấp nhận mua, doanh nghiệp phải lập Hóa đơn GTGT (hoặc Hóa đơn bán hàng) về lượng hàng chuyển bán. Căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ liên quan khác, kế toán tiến hành ghi nhận các bút toán sau:

+ Ghi nhận doanh thu của hàng đã tiêu thụ:

Nợ TK 111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán của hàng chuyển đi đã bán được

Có TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa

Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra

+ Ghi nhận trị giá mua thực tế của số hàng đã được chấp nhận:

Nợ TK 632: Trị giá vốn của hàng đã bán

Có TK 157: Trị giá mua thực tế của số hàng chuyển đi đã được chấp nhận.

2.4. Trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng không qua kho theo hình thức chuyển hàng không tham gia thanh toán:

Theo hình thức này doanh nghiệp thương mại đứng ra làm trung gian môi giới giữa bên bán và bên mua để hưởng hoa hồng (do bên bán hoặc bên mua trả). Còn bên mua sẽ chịu trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán. Khi được bên bán hoặc bên mua chấp nhận thanh toán tiền hoa hồng, doanh nghiệp thương mại phải lập Hóa đơn GTGT (hay Hóa đơn bán hàng) phản ánh số hoa hồng môi giới được hưởng. Căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi nhận như sau:

Nợ TK 111, 112, 131…: Tổng số tiền hoa hồng được thanh toán

Có TK 511 (5113): Hoa hồng môi giới được hưởng (không gồm thuế GTGT)

Có TK 333 (33311): Thuế GTGT của hoa hồng môi giới phải nộp.

Nếu có phát sinh các chi phí liên quan đến môi giới sẽ được kế toán vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi:

Nợ TK 632: Chi phí môi giới phát sinh

Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331, 334, 338…: Tổng số tiền đã thanh toán.

Dich vu ke toan tron goi so 1

? Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com

? Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

? Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Sau khi tham khảo Bán buôn hàng hóa, Các hạch toán kế toán bán buôn hàng hóa theo TT200&TT 33, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính